- Dự án Xây nhà bằng gạch siêu nhẹ
- Khách hàng Mr. Thịnh
- Diện tích 400m2
- Vật liệu gạch bê tông bọt siêu nhẹ
Tìm hiểu về xây nhà bằng gạch siêu nhẹ, và ưu nhược điểm của gạch bê tông bọt là gì? có nên xây nhà bằng gạch bê tông siêu nhẹ?
Gạch siêu nhẹ còn gọi là gạch bê tông siêu nhẹ tên gọi chung của gạch bê tông bọt khí, gạch bê tông xốp EPS, gạch bê tông nhẹ AAC. Điểm chung của loại gạch này là có tỷ trọng nhẹ hơn 1/3 gạch đất nung, là gạch không nung. Gạch bê tông nhẹ sử dụng công nghệ đông kết tự nhiên hoặc chưng áp.
Gạch bê tông siêu nhẹ chứa gần 80% là bọt khí, loại bọt khí được tạo ra từ chất tạo bọt bê tông nhẹ một hỗn hợp hóa chất tổng hợp có màu nâu trong, không mùi, tỷ trọng 1.02g / cm3. Nhờ vậy chúng chỉ nhẹ bằng 1/5 bê tông và 1/3 gạch đất nung.
Tìm hiểu về xây nhà bằng gạch siêu nhẹ
Xây nhà bằng gạch siêu nhẹ củ thể là gạch bê tông bọt, bản chất là bê tông được tạo ra từ tro nhiệt điện, xi măng, chất tạo bọt khí, sợi pp gia cường được đông kết tự nhiên nên chúng không thấm nước. Đặc tính chống nóng, chống cháy và cách âm, cách nhiệt là ưu điểm tuyệt vời mà gia chủ nên lựa chọn để xây nhà bằng gạch siêu nhẹ.
Một ngôi nhà được xây bằng gạch siêu nhẹ sẽ giảm được tải trọng lên cấu trúc nền móng, từ đó trong quá trình xây dựng rút giảm được kết cấu nền móng tiết kiệm được cấu trúc này.
Xây nhà bằng gạch siêu nhẹ mang nhiều phong cách kiến trúc từ cổ điển đến hiện đại, thích hợp xây nhà cấp 4 tới các tòa nhà hay kiểu nhà biệt thự. Điểm mạnh của loại gạch siêu nhẹ là không khí trong nhà trở nên mát mẻ và trong lành nhờ vào độ chống nóng tuyệt vời, chúng không thải ra chất độc hại bởi chúng là vật liệu xây dựng vô cơ.
Nhà xây bằng gạch siêu nhẹ sẽ được cách âm tách biệt với tiếng ồn từ bên ngoài, nhờ vào đặc tính xốp kín của bọt khí có tính chất kép nên tiêu âm và cản âm cực tốt mà các vật liệu xây dựng khác không có được.
Gạch siêu nhẹ có cường độ nén từ 3.5mpa - 12mpa đáp ứng vật liệu xây dựng và là một sản phẩm bền vững vì chúng được sản xuất bằng cốt liệu tro bay nhiệt điện, xi măng, cát, chất tạo bọt khí.
Độ bền của chúng tương tự như bê tông, vì vậy xây nhà bằng gạch siêu nhẹ có thể phục vụ lâu dài cho tòa nhà. Chất kết dính tô trát sử dụng là vữa xi măng nên đạt được độ tương thích và độ bền tốt hơn.
Có nên xây nhà bằng gạch siêu nhẹ không? trên thế giới xây nhà bằng gạch siêu nhẹ đang là xu hướng tương lại XANH được các nước phát triển lựa chọn. Ở Việt Nam lựa chọn này tùy thuộc vào nhu cầu của từng gia chủ nên chúng cũng dần mang một xu hướng mới.
Muốn xây nhà bằng gạch siêu nhẹ cần nắm bắt được ưu điểm và nhược điểm của chúng, để lựa chọn nhu cầu xây nhà phù hợp, một ngôi nhà được xây bằng gạch siêu nhẹ có nhiều ưu điểm hơn.
Ưu điểm của gạch bê tông bọt là gì?
Ưu điểm chính của chúng so với các khối bê tông đặc và gạch đất nung là đến từ sự kết hợp của các đặc tính chống nóng, cách nhiệt cao hơn và trọng lượng đơn vị nhẹ hơn. Gạch bê tông bọt có tỷ trọng nhẹ hơn cho phép tiết kiệm thời gian và chi phí vật liệu thông qua việc xử lý dễ dàng hơn và kích thước lớn hơn và nhiều ưu điểm:
- gốc bê tông tương thích mọi loại vữa xây
- tương thích mạch hồ xây có độ bám, không nứt mạch
- chống thấm tốt hơn 70%
- chống nóng tốt hơn 60%
- tiết kiệm được rất nhiều chi phí xây dựng
Các khối gạch bê tông bọt được các thợ xây gạch công nhận là khối ưa thích của họ để lát và lắp ghép tường do có kích thước lớn đồng dạng. Gạch bê tông bọt lắp ghép nhanh hơn, tiết kiệm chi phí và vận chuyển hàng hóa rẻ hơn so với các sản phẩm cạnh tranh khác. Việc tô trát cũng trở nên dễ dàng, khồng cần sử dụng nhiều.
Xây nhà bằng gạch siêu nhẹ, gạch bọt khí có bức tường dễ cắt tạo góc và bắt các ốc chắc chắn phục vụ cho lắp đặt đường điện, ống nước và thi công M&E.
Nhược điểm của gạch bê tông bọt là gì?
Nhược điểm của gạch bê tông nhẹ bọt khí là vì mật độ của viên gạch bê tông bọt chứa nhiều cốt liệu nhẹ, mật độ của cốt liệu thường tỷ lệ thuận với độ bền của khối nhưng kém bền hơn so với các khối bê tông dày đặc. Do đó gạch bê tông bọt được sử dụng cho cả các bức tường bên trong và bên ngoài, nơi tải trọng bị hạn chế hơn một chút hoặc những nơi được chịu lực bằng cọc bê tông, thép chịu lực. Tuy nhiên nó vẫn đảm báo được cường độ của viên gạch xây dựng.
Kết luận:
Cần hiểu ưu điểm và nhược điểm của gạch bê tông bọt để tính toán từng chi tiết nên xây nhà bằng gạch siêu vào những nơi được gia cố bằng cột bê tông chịu lực. Bởi nhược điểm của gạch bê tông bọt khí là độ chịu tải không bằng bê tông đặc, do đó nên hạn chế xây chúng vào những bức tường có độ chịu lực cao.